Home » Featured, Featured @ en, Tài Liệu, Tin Cộng Đồng, Văn Học - Văn Nghệ

Mai Phương – Audio book: “NHẬT KÝ AN LỘC, 86 ngày của một Bác sĩ giải phẫu tại mặt trận”

8 September 2020 12,921 views 5 Comments


June 13, 2022 : NHẬT KÝ AN LỘC trên You Yube

Do không còn bao lâu, trang nhà Bản Tin Cộng Đồng sẽ ngưng hoạt động, kính mời quý độc giả di chuyển màn hình xuống dưới để xem và nghe Nhật Ký An Lộc đang được upload dần trên You Tube với nhiều hình ảnh tài liệu hiếm quý cũng như một vài audio được thâu lại lần … chót .

Trân trọng,
Admin BTCĐ

..

CẬP NHẬT : Đôi lời cuối

Hơn 20 năm trước, ngày 30 tháng Tư năm 2002, bác sĩ Nguyễn Văn Quý đã viết xong “Nhật Ký An Lộc, 86 Ngày Của Một Bác Sĩ Giải Phẫu Tại Mặt Trận” nơi vùng đất mới — Tiểu bang California của Hợp Chủng Quốc Hoa Kỳ — sau 30 năm nhìn lại những gì ông đã trải qua trong 86 ngày bi hùng của Mùa Hè Đỏ Lửa 1972 trên mặt trận An Lộc mà ông không thể quên trong suốt cuộc đời còn lại.

Nếu vũ khí của những quân nhân là súng đạn thì vũ khí của những Quân Y Sĩ của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa trên tuyến đầu giáp mặt với tử thần ngày ấy chỉ là những phương tiện cấp cứu căn bản tối thiểu cùng khối kiến thức có được sau 7 năm học miệt mài dưới mái trường Y Khoa. Họ đã chiến đấu anh dũng với tử thần, bất kể đạn pháo, để dành lại sinh mạng con người, quân cũng như dân, kcả “kẻ thù” trong cuộc nội chiến tương tàn vì chủ nghĩa do Cộng Sản miền Bắc gây ra

Gần 20 năm sau khi quyến nhật ký của nguyên Y Sĩ Thiếu Tá Nguyễn Văn Quý ra đời, một người nổi tiếng… chậm chạp [là tôi], cũng vừa hoàn tất việc chuyển hóa tập sách của ông thành “sách đọc” sau 2  năm ròng rã nhất định  “tử thủ” với  cái laptop cá nhân để thực hiện Audio Book này.

Điều vui mừng nhất của tôi không chỉ là đã xong được một “dự án” không biết đến bao giờ mới gọi là hoàn tất, mà còn là qua tin tức của một thính giả, ông Lương Phúc Thọ — cựu học sinh Chu Văn An
niên khóa 1958-1965 — vào đầu tháng Năm, 2021, tôi đã liên lạc được với tác giả của quyển nhật ký để được ông chính thức đồng ý cho tôi tiếp tục thực hiện audio book này mà không hề nghĩ đến chuyện giữ bản quyền

Do thị giác đã yếu, gây trở ngại trong việc đọc sách, ông rất
vui khi biết tập nhật ký được chuyển từ “sách đọc” sang “sách nói” bởi một độc giả xa lạ đã đồng cảm được với những điều ông trang trải trong mục đích “giữ lại những tài liệu của quân dân miền Nam trong cuộc chiến đấu chính nghĩa chống lại sự xâm lăng của Cộng Sản phương Bắc”.  

Thêm một trùng hợp thật thú vị là tôi và hiền thê của ông cùng học trường nữ trung học Trưng Vương Sài Gòn, cùng một tuổi và vào trường
cùng một niên khóa . Thế là từ hai người không quen nhau (trong trường), chúng tôi đã trở thành hai người bạn … vui tính thật dễ dàng .

Vì là lần đầu tiên tự thu âm, vừa thâu vừa mày mò học hỏi, lại không phải là … ca sĩ nên m
ỗi chương “người đọcbắt “tông” một kiểu rất lạ, mong “bạn nghe” thông cảm và tiếp tục theo dõi đến chương cuối của tập nhật ký .

Một số chương bị gỡ đường link vì người đọc phải… đọc lại . Số chương này sẽ được reupload từ từ theo đúng bản tính trời sinh (chầm chậm) rất đáng ghét của người thực hiện.  

Xin cảm ơn tác giả, Bác sĩ Nguyễn Văn Quý, quý thính giả, và trang web tainhacmienphi.biz đã lưu trữ những bản nhạc xưa rất hay (lại còn cho Free download nữa). 

Trân trọng,
Mai Phương – mùa Giáng Sinh 2021

Y Sĩ Thiếu Tá Nguyễn Văn Quý


 
Toán Giải Phẫu Cấp Cứu Bệnh Viện Tiểu Khu Bình Long.
Từ trái sang phải-Trung sĩ Xòm, Binh Nhất Thiện, Bác sĩ Phúc, Bác sĩ Quý, Dược sĩ Tân, Thượng sĩ Lỹ, Trung Sĩ Ngà
..

Bác sĩ Nguyễn Văn Quý và người thực hiện trong buổi gặp gỡ lý thú lần đầu tiên tại Laguna Hill, California – 27 tháng 12, 2021 .

..

MỜI NGHE


CHƯƠNG 31: 30 NĂM NHÌN LẠI (audio)




CHƯƠNG 30: MỘT SỰ CHỊU ĐỰNG KỶ LỤC (audio)


CHƯƠNG 29: CHIẾN SĨ XUẤT SẮC 72 (audio)


CHƯƠNG 27: VỀ PHÉP THĂM NHÀ & CHƯƠNG 28: GIÃ TỪ BÌNH LONG (audio)


CHƯƠNG 26: ĐI PHÉP ĐỢT ĐẦU 
(audio)

..


CHƯƠNG 25: THĂM LẠI CHIẾN TRƯỜNG
 (audio)

..


CHUƠNG 24: CÔ BÉ MANG TÊN AN BÌNH (audio)

..



CHUƠNG 23: MAY RỦI TRONG CUỘC CHIẾN (audio)

..


CHUƠNG 22: NGƯỜI Ở LẠI BỆNH VIỆN (audio)

..


CHUƠNG 21: TẤN CÔNG ĐỢT HAI (audio)

..


CHƯƠNG 20: TÁI LẬP PHÒNG MỔ DÃ CHIẾN (audio)

..

 


CHƯƠNG 18 : CƠN MƯA ĐẦU MÙA & CHƯƠNG 19: NHỮNG NÉT BUỒN (audio)

..


CHƯƠNG 17 : DI CHUYỂN CHỖ Ở (audio)

..


CHƯƠNG 16 : ĐỊA NGỤC TRẦN GIAN (audio)

..


CHƯƠNG 15 : TẤN CÔNG ĐỢT NHẤT (audio)

*Lưu ý:
CHƯƠNG 15
, do thời lượng dài tới trên 55 phút nên file size vượt quá ấn định giới hạn của Google Drive để có thể được kiểm tra virus. 

Khi nhấn vào nút Play, một bảng cảnh báo sẽ hiện ra, cho biết “can’t scan file for viruses”.
Xin thính giả an tâm, file không chứa “mã độc” (virus). Bạn hãy nhấn vào dòng chữ “PLAY ANYWAY” để có thể hiểu được cuộc tấn công đợt nhất của Việt Cộng trên mặt trận An Lộc vào tháng 4/1972 dữ dội ra sao . 

..



CHƯƠNG 14: TIẾP TẾ TỪ TRÊN KHÔNG (audio)

..



CHƯƠNG 13: NGƯỜI TÙ BINH (audio)

..



CHƯƠNG 12: TẢN THƯƠNG KHÓ KHĂN (audio)

..


CHƯƠNG 11: PHỐI HỢP LÀM VIỆC (audio)

..


CHƯƠNG 9: KHO THUỐC VƯỢT BIÊN & CHƯƠNG 10: BÁC SĨ PHÚC TRỞ VỀ (audio)

..


CHƯƠNG 8: CỨU TRỢ DÂN TỴ NẠN (audio)

..


CHƯƠNG 7: LƯƠNG KHÔ (audio)

..



CHƯƠNG 6: MẤT LỘC NINH  (audio)

..

 

CHƯƠNG 5: NGÀY 6 THÁNG TƯ, 1972 (audio)

 

..


CHƯƠNG 4: SỬA SOẠN (audio)

..


CHƯƠNG 3: CĂN NHÀ DƯỚI GỐC CÂY ĐA (audio) 

..


CHƯƠNG 2: NHỮNG NGÀY ĐẦU (audio)

..


CHƯƠNG 1: LỜI MỞ ĐẦU (audio)

..


THỰC HIỆN: Mai Phương
Phòng thâu: basement 🙂 


ĐÔI LỜI CỦA NGƯỜI THỰC HIỆN

Chủ Nhật 1 tháng 9, 2019, lần đầu tiên tôi theo nhà tôi tham dự buổi họp mặt Quân Y Nhẩy Dù Toàn Thế Giới diễn ra tại nhà hàng Paradise Seafood, thành phố Westminster, California.

Ấn tượng đầu tiên của tôi là bộ quân phục hoa dù hiện diện khá nhiều trong phòng hội . Qua các lời tâm tình, tôi đã hiểu bên cạnh thiên chức nghề nghiệp là săn sóc sức khỏe cho mọi người, các anh thật sự tự coi mình là những người lính như muôn vàn những người lính khác, những quân nhân đã góp tay bảo vệ miền Nam tự do trong bổn phận và trách nhiệm của một công dân khi tổ quốc kêu gọi..

Lá thư ngắn từ vị Chỉ Huy Trưởng đáng kính của các anh, Y Sĩ Đại Tá Hoàng Cơ Lân, gửi từ Pháp khiến tôi thật xúc động qua lời nhắn nhủ trước khi chấm dứt : “Một ngày Nhẩy Dù, một đời Nhẩy Dù . Nhẩy Dù Cố Gắng!” . Bộ quân phục đã mang một giá trị thiêng liêng đối với các anh kể từ ngày ấy.


Cũng trong đêm đó, một người bạn của nhà tôi đã ân cần trao cho anh quyển “Nhật Ký An Lộc, 86 Ngày Của Một Bác Sĩ Giải Phẫu Tại Mặt Trận”, tác giả là bác sĩ Nguyễn Văn Quí . Bạn nói, đây là ấn bản cuối cùng anh tìm được theo “sứ mạng” nhà tôi đã nhờ vả .


Tập hồi ký với lối viết chân chất như một người rỉ rả kể chuyện đã thu hút tôi ngay từ lời mở đầu. Ý tưởng làm Audio Book nẩy sinh từ đó. Tôi muốn tiếp tay cùng tác giả, “giữ lại những tài liệu của quân dân miền Nam trong cuộc chiến đấu chính nghĩa chống lại sự xâm lăng của Cộng Sản phương Bắc”. Những tài liệu ấy không chỉ dành riêng cho những người từng hiện diện trong cuộc chiến, mà còn là một di sản để lại cho những thế hệ mai sau. Lịch sử phải được viết trung thực. Không thể là những trang giấy được gấp, bẻ, xé, đốt tùy tiện của bên thắng cuộc.


Vì không liên lạc được với tác giả để xin phép trước, tôi ước mong người nghe, nếu có tin tức của tác giả, xin vui lòng chuyển hộ audio này đến ông như một lời cảm ơn chân tình của tôi, một người được sống bình yên trong chiến tranh nhờ vào sự hy sinh của biết bao nhiêu quân nhân.
Xin cảm ơn độc giả đã lắng nghe.


mai phương


NHẠC :
* Bài Ngợi Ca Tình Yêu (thơ Thanh Tâm Tuyền – Nhạc: Phạm Đình Chương – Ca sĩ Phạm Thành)
* Tình ca (Nhac sĩ Phạm Duy – Guitar: Trần Duy Lộc)
* Hương Xưa (Nhạc sĩ Cung Tiến – Ca sĩ Lệ Thu)
* Người Lính Trẻ (Nhạc sĩ Phạm Duy – Ca sĩ Duy Khánh)
* Phúc Âm Buồn (nhạc sĩ Trịnh Công Sơn – Ca sĩ Khánh Ly)
* Qua Cơn Mê (Nhạc sĩ Trịnh Lâm Ngân) – Ca sĩ Băng Châu)
* Nghe Tiếng Muôn Trùng (Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn – Ca sĩ Ngọc Lan)
* Kỷ Niệm (Nhạc sĩ Phạm Duy – Trần Duy Lộc đàn & hát)
* Đi Vào Quê Hương (Nhạc sĩ Phạm Duy – Ca Sĩ Khánh Ly)
* Tiếng Hát To (Nhạc sĩ Phạm Duy – Ca sĩ Thái Thanh)
* Kẻ ở miền xa (Nhạc sĩ Trúc Phương – Ca sĩ Quang Lê)
* Kỷ Vật Cho Em (Thơ Linh Phương – Nhạc sĩ Phạm Duy – Ca sĩ Anh Ngọc)
* Ca Dao Mẹ (Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn – Ca sĩ Hạ Lan)

* Về Đây Anh (Nhạc sĩ Nguyễn Hiền & Nhật Bằng – Ca sĩ Hoàng Oanh)

* Quê Hương và Chiến Tranh (Nhạc sĩ Tâm Anh – Ca sĩ Thanh Lan)

* Những Đốm Mắt Hỏa Châu (Nhạc sĩ Hàn Châu – Ca sĩ Hoàng Oanh & Trung Chỉnh)

* Lính Nghĩ Gì (Nhạc sĩ Hoài Linh – Ca sĩ Elvis Phương)
* Hồn Tử Sĩ (Nhạc sĩ Lưu Hữu Phước – Nhạc hòa âm)
* Đêm Nguyện Cầu (Nhạc sĩ Lê Minh Bằng – Ca sĩ Elvis Phương)
* Anh Đi Chiến Dịch (Nhạc sĩ Phạm Đình Chương – Ca sĩ Hoàng Oanh)

* 24 Giờ Phép (Nhạc sĩ Trúc Phương – Ca sĩ Duy Khánh)

* Không Bao Ngăn Cách (Nhạc sĩ Y Vân – Ca sĩ Nhã Phương)

* Tình Anh Lính Chiến (Nhạc sĩ Lam Phương – Ca sĩ Công Thành)

* Không Quân Việt Nam Hành Khúc (Nhạc sĩ Văn Cao – Hợp ca)

* Đại Bác Ru Đêm  (Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn – Ca sĩ Đại Dương)

* Lời Ru Bú Mớm Nâng Niu (Nhạc sĩ Phạm Duy – Ca sĩ Thái Thanh)

* Xuất Quân (Nhạc sĩ Phạm Duy – Hợp Ca)
* Bài Hương Ca Vô Tận (Nhạc sĩ Trầm Tử Thiêng – Ca sĩ Chung Tử Lưu) 

* Tôi Đang Mơ Giấc Mộng Dài (Nhạc sĩ Phạm Duy – Ca sĩ Lệ Thu)

* Khi Tôi Về (Thơ Kim Tuấn – Nhạc Phạm Duy – Ca sĩ Ngọc Minh)

* Lời Người Lính Xa Xôi (Nhạc sĩ Song An – Ca sĩ Quang Lập)

* Cho Tôi Lại Từ Đầu (Nhạc sĩ Trần Quang Lộc – Ca sĩ Nguyễn Lê Bá Thắng)

* Bài Ca Chiến Thắng  (Nhạc sĩ Minh Duy – Hợp Ca)

* Anh Về Thủ Đô (Nhạc sĩ Y Vân – Hợp ca)


ÂM THANH CỦA CHIẾN TRANH
 (sưu tầm online)

*Sách gồm 445 trang, chia ra 31 chương, sẽ được update… dần.

HÌNH ẢNH MẶT TRẬN AN LỘC QUA Y SĨ ĐẠI ÚY NGUYỄN VĂN QUÝ

Mặt trận Suối Long
CHƯƠNG MỘT
An Lộc 1972 trước ngày nhập trận, trong phòng tại bệnh viện
  ..
CĂN NHÀ DƯỚI GỐC CÂY ĐA CHƯƠNG 3
Trông rất cũ kỹ nghèo nàn, nhưng đời lính xa nhà mà có được chỗ ở tươm tất như vậy cũng là may mắn lắm rồi .
.
Cây đa cổ thụ sau nhà .
..
Dân di tản.
CHƯƠNG 6: MẤT LỘC NINH
..
Dù tiếp tế
CHƯƠNG 14
..
CHƯƠNG 15 : TẤN CÔNG ĐỢT NHẤT 
Một trái rơi trúng trại Nội Khoa Nam, cách phòng Bác Sĩ Chí có hai phòng thôi .
Bác sĩ Chí và các bạn không bị hề hấn gì cả .

..
CHƯƠNG 15 : TẤN CÔNG ĐỢT NHẤT 
Tôi đứng trong khu hành lang trại Ngoại Khoa .
Trại bị trúng pháo liên tiếp banh càng, không còn làm ăn gì được nữa .
..
CHƯƠNG 15 : TẤN CÔNG ĐỢT NHẤT 
Chiến xa T54 của cộng sản Bắc Việt trên đường vào cửa ngõ thị trấn
 An Lộc bị các chiến sĩ của liên đoàn 81 biệt kích dù bắn hạ như những con cua luộc

..
CHƯƠNG 15 : TẤN CÔNG ĐỢT NHẤT 
Một quân nhân VNCH vui mừng bên xác xe tăng của Cộng quân bị bắn hạ, chúi đầu xuống hố .
(Ảnh sưu tầm}
..
Mái nhà trại Ngoại Khoa .
Khi trời mưa, tôi đã đứng một trong những phòng như thế này để tắm mưa. Vừa kín đáo, lại vừa an toàn không sợ bị pháo bất tử . Nếu rủi bị pháo trúng phòng thì xin chịu thua thôi .
CHƯƠNG 18 : CƠN MƯA ĐẦU MÙA
..
Cu Sơn, cháu Bác sĩ Phúc, leo lên nóc bệnh viện để lấy nước cho chúng tôi dùng .
CHƯƠNG 18 : CƠN MƯA ĐẦU MÙA
..
Thành phố An Lộc tan hoang sau những cơn mưa đạn pháo (Ảnh sưu tầm)
CHƯƠNG 19: NHỮNG NÉT BUỒN 
..
Từ trái sang phải: Dược sĩ Nguyễn Văn Tân, BS Nguyễn Văn Quý, BS Nguyễn Phúc, BS David Risch mới được trực thăng vận tới thăm chúng tôi tại hầm cứu thương trong Bộ Chỉ Huy Tiểu Khu .
CHUƠNG 21: TẤN CÔNG ĐỢT HAI 
..
Trung Sĩ Quân Y Nguyễn Văn Tiếng đang chăm sóc cho một thương binh tại một trạm cứu thương mới thành lập ở chùa .
CHUƠNG 23: MAY RỦI TRONG CUỘC CHIẾN 
..
Bệnh Viện Bình Long với cột bị đạn lỗ chỗ. Cờ bị rách nhưng cột vẫn đứng vững.
Đứng giữa cổng là Bác sĩ Nguyễn Phúc .
CHƯƠNG 25: THĂM LẠI CHIẾN TRƯỜNG
..
Bác Sĩ Quân Y Nguyễn Văn Quý và bác sĩ Lê Hữu Chí.
CHƯƠNG 25: THĂM LẠI CHIẾN TRƯỜNG
..
Đoàn xe tăng của quân Cộng Sản Bắc Việt bị hạ tại chiến trường An Lộc
(Ảnh sưu tầm)
CHƯƠNG 25: THĂM LẠI CHIẾN TRƯỜNG
..
An Lộc sau cuộc chiến nhìn từ trên không (Ảnh sưu tầm)
CHƯƠNG 25: THĂM LẠI CHIẾN TRƯỜNG
..
BS Quý sau 2 tháng tử thủ.
CHƯƠNG 26: ĐI PHÉP ĐỢT ĐẦU 
..
CHƯƠNG 27: VỀ PHÉP THĂM NHÀ
..
Chiến sĩ Sư Đoàn 5, từ binh sĩ đến sĩ quan đã nằm xuống cho An Lộc đứng vững.
CHƯƠNG 29: CHIẾN SĨ XUẤT SẮC 72
..

HÌNH ẢNH MẶT TRẬN AN LỘC QUA TRUYỀN THÔNG TRONG VÀ NGOÀI NƯỚC 

An Lộc ngày nắng đẹp trước tháng Tư 1972
nguồn: manhhai
..
Một gia đình tỵ nạn vượt thoát khỏi thành phố An Lộc đang bị bao vây bởi quân đội Cộng Sản Bắc Việt .
Ảnh AP
..
. AN LỘC, 22 tháng Sáu – Những thường dân và binh lính đi trên đống đổ nát củakhuchợ An Lộc . Rất nhiều nơi trong thành phố đã trở thành đống gạch vụn do đạn pháo và bom của cả hai bên dội xuống.
Ảnh AP
..
Dân chúng đang đào bới, tìm kiếm những gì có thể ăn được cùng những đồ vật có thể xử dụng trên đống đổ nát của Chợ Mới, ngôi chợ chính của thành phố An Lộc .
Ảnh Nick Út, AP
..
 
An Lộc tang thương .
..
Người lính Nam VN cầu nguyện trước tượng Chúa Kytô Vua, cuối Đại Lộ Hoàng Hôn, thị xã An Lộc, tỉnh Bình Long.
nguồn: manhhai
..
Nhà thờ An Lộc, tháng 6/1972
(24/6/1972) CHÚ BÉ GIÚP LỄ CHÂN ĐẤT quỳ gối trong lúc linh mục cử hành thánh lễ đầu tiên sau hai tháng tại thành phố An Lộc đã được phòng thủ. Giáo dân đã trở lại ngôi nhà thờ nhỏ thủng lỗ chỗ vết đạn pháo sau khi giao tranh lắng dần tại thành phố tỉnh lỵ cách Sài Gòn 65 dặm về phía bắc. (AP)
nguồn: manhhai
..
..
Hai em nhỏ ở An Lộc được võ trang tự vệ trong cuộc tấn công của quân đội Cộng Sản vào thành phố .
nguồn: manhhai
..
1972 – Dân tỵ nạn An Lộc tại “Children’s Farm” ở Thủ Đức .
nguồn: manhhai
Xác xe tăng T-54 ngập chìm trong bùn dưới hố bom tại An Lộc.
nguồn: manhhai
..
Xe tăng Cộng quân bị bắn hạ .
nguồn: manhhai
..
Người lính Việt Nam Cộng Hòa trên chiếc xe tăng hạ được của lính Bắc Việt trên đường Ngô Quyền An Lộc .
nguồn: manhhai
..
AN LỘC (21/6/1972) — NHỮNG VẬT NHẮC NHỚ SỰ HỦY DIỆT
Tất cả những gì còn lại của một ngôi nhà, bên trái, là một vị thần hộ mạng gia đình của Trung Hoa sau cuộc vây hãm kéo dài hơn hai tháng tại An Lộc. Chiếc sọ người nằm trên một xe tăng tan tành của quân Bắc VN là một vật nhắc nhớ khác về trận chiến dữ dội đã diễn ra tại thành phố tỉnh lỵ ở phía bắc Sài Gòn này. (AP Wirephoto)
nguồn: manhhai
Xác binh sĩ Nam VN từ An Lộc vừa được trực thăng đưa về tới căn cứ Lai Khê.
nguồn: manhhai
Những người sống sót sau cuộc bao vây An Lộc của quân Bắc Việt tham dự thánh lễ đầu tiên sau trận chiến tại Nhà thờ Bình Long đầy những vết đạn gần cuối Đại lộ Hoàng Hôn, với nhiều vành tang trắng cho những người thân vừa mất
nguồn: manhhai
..
An Lộc 1972 – Gồng gánh “gia tài của mẹ” chạy trốn bom đạn .
nguồn: manhhai
..
An Lộc 1972
TP An Lộc 1972 thừa bom đạn nhưng không có gì để ăn, những người Thượng gầy trơ xương kẹt lại tại An Lộc nằm thoi thóp. Thật là một thảm cảnh của dân tộc!

nguồn: manhhai
..
nguồn: manhhai
..
Thả dù tiếp tế .
nguồn: manhhai
..
Chiếc xe tăng cộng quân bị Tiểu đoàn 8 Nhảy dù tiêu diệt tại An Lộc .
nguồn: manhhai
..
Những quân nhân VNCH trên Chợ Cũ, phía đầu dốc đi Quản Lợi . Phía sau là xe tăng PT-76 của quân Bắn Việt bị bắn hạ .
nguồn: manhhai
..
An Lộc 1972 – tượng đài chiến sĩ phía trước sân vận động.
nguồn: manhhai
..
Trên QL13 phía nam An Lộc
nguồn: manhhai
..
Di tản thương binh ở phía nam An Lộc
Chỗ này cách cửa ngõ phía nam An Lộc khoảng 1 km. Chiếc xe tăng trong ảnh là một trong những chiếc T-54 bị bắn cháy ngày 23/5/72

nguồn: manhhai
..
Nhà thờ Bình Long sau trận chiến 1972
nguồn: manhhai
..
Người chị lớn bị thương lo cho các em đến nơi an toàn .
nguồn: manhhai
QUỐC LỘ 13, VIETNAM, 3/6/1972–GIỮA VÒNG LỬA ĐẠN
Những người tỵ nạn vượt qua được vòng vây của quân BV để thoát khỏi An Lộc đang nghỉ chân dưới một con mương bên đường cách thành phố tỉnh lỵ bị bao vây khoảng 8 dặm về phía nam, trong tuần này. Phía sau họ là khói bốc lên từ các phi vụ không kích của Hoa Kỳ và Nam VN. (AP Wirephoto)

nguồn: manhhai
(17/4/1972) NỖI THỐNG KHỔ
Một người đàn ông Việt nằm khóc trên đường sau khi vợ ông bị tử thương hôm Thứ hai khi xe tải của họ bị các binh sĩ Bắc VN phục kích trên QL13 phía bắc Sài Gòn. Người đàn ông này cũng đã bị thương trong cuộc tấn công. Các binh sĩ BV đã chận chiếc xe tải lại bằng súng phóng lựu rồi sau đó khai hỏa bằng các vũ khí cầm tay. (AP Wirephoto via radio from Saigon)

nguồn: manhhai
..

5 Comments »

  • th said:

    Vứa nghe xong chương 4. Cảm động quá. MP chọn nhạc hết sẩy.

  • bch (author) said:

    Cảm ơn nhà thơ/văn Trung Hậu . Được khuyến khích, mừng quá trời 🙂

    mai phương

  • My Di said:

    Chị Mai Phương mến!
    [hy vọng chị vẫn còn nhớ cô Mỹ Di] 🙂

    Mỹ Di đã nghe qua những bài thâu âm Nhật Ký An Lộc rất hay của chị, không ngờ chị có nhiều tài ghê (khen thật sự). Được biết chị không đủ khỏe để tiếp tục làm Bản Tin, Di lấy làm tiếc, nhưng thực sự đến một giai đoạn nào đó thì phải nên cân nhắc giữa công việc dồn dập và sức khỏe mà thôi chị há!

    Chuyển qua đọc sách như vầy được cái là thoải mái về thời gian hơn nhưng cũng là một công việc đầy thách thức và đòi hỏi sự tập họp, bố cục các phần âm thanh phụ họa khác nhau cho ăn khớp, như Di đã thấy chị phải sửa chữa và thay đổi các audio bao nhiêu lần, thật là kiên nhẫn! Chỉ thiếu phần hội họa cùng decor, layout là nghề chính của chị không tỏa ra được trong phạm vi này, hơi uổng đó! Nhưng quan trọng nhất vẫn là giọng đọc rất hay của chị, vậy nên chị hãy cố gắng giữ gìn sức lực để hoàn tất quyển nhật ký hiếm hoi này và kế tiếp sẽ là những câu chuyện khác nữa.

    Chúc chị luôn luôn vui và khỏe khoắn nha!

    my di

  • bch (author) said:

    Ui, cố nhân lâu ngày gặp lại 🙂 Cảm ơn Mỹ Di thật nhiều nha! Mỹ Di đã cho mình một buổi sáng thật đẹp như nắng vừa lên sau cơn tuyết nhẹ sớm nay . Mình chỉ cố gắng hết sức để công việc “gìn giữ” được hoàn chỉnh như tâm nguyện mình đặt ra thôi .
    Mỹ Di biết mình đã đổi files … lia lịa hay ghê ! Hiện giờ, mình còn 3 files cần phải … đọc lại (HICHIC). Đó là CHƯƠNG 1, CHƯƠNG 2, CHƯƠNG 6 .
    CHƯƠNG NĂM sẽ được … re upload … soon .
    Mong Mỹ Di sẽ cho biết những khuyết điểm chứ không chỉ là ly nước ngọt (quá mạng) như thế này nhé . Cảm ơn Mỹ Di thật nhiều .
    Mến chúc Mỹ Di năm (sắp) mới được thật nhiều Bình An, Sức khoẻ và May Mắn nha!

    mp
    ** Người ấy của Di ra sao ?

  • Người Việt Tự Do Utah » Blog Archive » Hoàng Ngọc Nguyên : MÙA HÈ ĐỎ LỬA MÃI TRONG TÂM TRÍ said:

    […] TRUYỆN : NHẬT KÝ AN LỘC – 86 NGÀY CỦA MỘT BÁC SĨ GIẢI PHẪU TẠI MẶT TRẬN (An […]